Đồng chí Nguyễn Thị Tươi phó Bí thư chi bọ, phó hiệu trưởng tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu.
Về dự Hội nghị đại biểu 2 xã Thắng Thuỷ, Vĩnh Long có:
Ông Nguyễn Hữu Học Phó bí thư BCH Đảng bộ xã Thắng Thuỷ
Ông Tống Khánh Thuyên Phó chủ tịch UBND xã Thắng Thuỷ
Ông Phạm Trung Dũng Chủ tịch UBND xã Vĩnh Long
Ông Nguyễn Văn Chung Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Long
Bà Nguyễn Thị Phơ Chủ tịch hội Cựu giáo chức xã Thắng Thuỷ
Cùng 31 đồng chí cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường đã về dự đông đủ.
Đồng chí Nguyễn Thị Tươi Phó bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu
Đoàn chủ tịch hội nghị có các đc:
1. Đồng chí Phạm Kiên Trung - Bí thư chi bộ; Hiệu trưởng
2. Đồng chí Nguyễn Thị Tươi - Phó bí thư chi bộ; Phó hiệu trưởng
3. Đồng chí Nguyễn Hồng Quân - Chi uỷ viên; Chủ tịch Công đoàn trường
Thư ký hội nghị:
1. Đồng chí Vũ Thị Hè - Thư ký hội đồng trường
2. Đồng chí Tống Thị Hạnh - Trưởng ban nữ công
Đồng chí Phạm Kiên Trung - Bí thư chi bộ; Hiệu trưởng lên đọc báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024; phương hướng nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp và các chỉ tiêu của năm học 2024-2025.
KẾ HOẠCH
Năm học 2024 - 2025
PHẦN THỨ NHẤT: ĐÁNH GIÁ NĂM HỌC 2023 - 2024
Năm học 2023-2024 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành TW đảng khóa XI về việc đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục, năm học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với khối 6,7,8 và chương trình 2006 đối với khối 9; N¨m häc tiÕp tôc thùc hiÖn c¸c cuéc vËn ®éng vµ phong trµo thi ®ua x©y dùng trêng häc th©n thiÖn.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn về các điều kiện chủ quan, khách quan, tình hình cụ thể của nhà trường, các phương tiện phục vụ dạy và học và một số vấn đề khác nhưng nhờ sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng ủy, chính quyền địa phương, sự ủng hộ tích cực của hội phụ huynh học sinh, sự điều hành của Ban giám hiệu, đặc biệt là sự tâm huyết, trách nhiệm của các đồng chí giáo viên, nhân viên nhà trường, sự phấn đấu, vươn lên vượt khó của các em học sinh nhà trường, năm học này nhà trường đã đạt một số thành tích rất đáng khích lệ, Kết quả cụ thể như sau:
- Về việc huy động và duy trì sĩ số học sinh:
Trong năm học này nhà trường đã huy động được 6667 học sinh ra lớp, được biên chế ở 17 lớp. Duy trì sĩ số đến cuối năm học 667 học sinh.
- Về chất lượng giáo dục:
a. Chất lượng đạo đức: Giáo dục đạo đức học sinh đó có nhiều tiến bộ, nhìn chung các em học sinh nhà trường ngoan, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà trường, Liên đội và lớp học, các cô chủ nhiệm đó trách nhiệm, nhiệt tình, tích cực với các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp, sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và hội cha mẹ học sinh đó tốt hơn. Kết quả giáo dục đạo đức học sinh cụ thể như sau:
- Số em xếp loại đạo đức tốt: 584 học sinh. Chiếm
tỉ lệ 87,56%, con số này phản ánh đúng thực tế học sinh nhà trường, chưa đạt chỉ tiêu đề ra.
- Khá 63 học sinh (Chiếm tỉ lệ 9,4%)- Đạt chỉ tiêu đề ra.
- Số em xếp loại đạo đức trung bình: 12 học sinh, chiếm 1,8%, tăng 10 học sinh so với cùng kỳ năm học trước.
- Hạnh kiểm chưa đạt: 7 học sinh, chiếm tỷ lệ 1,05%.
b. Chất lượng học lực: Nhà trường tiếp tục duy trì được những ưu điểm đó đạt được của những năm học trước, từng bước tạo ra những chuyển biến có tính chất quan trọng, tiến hành đánh giá đúng thực chất. Kết quả học lực cụ thể như sau:
- Số em xếp loại văn hoá giỏi 162 em đạt24,3%, chưa đạt chỉ tiêu đề ra.
- Số em xếp loại văn hoá khá: 291 em đạt 43,6%, đạt chỉ tiêu đề ra.
- Số em xếp loại văn hoá trung bình 190 em chiếm 28,5%.
Tuy nhiên toàn trường vẫn còn 24 em học sinh xếp loại học lực chưa đạt, chiếm tỷ lệ 4, 71%.
c. Chất lượng công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi:
Nhà trường tiếp tục phát huy những thành tích đạt được của những năm học trước, đồng thời tận dụng tối đa nguồn lực về cơ sở vật chất, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm của đội ngũ giáo viên nhà trường trong một năm học chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh, rất nhiều nội dung phải hoãn hoặc hủy không tổ chức, ở nội dung này nhà trường đó đạt được những thành tích rất đáng khích lệ, với kết quả cụ thể: Toàn trường có 93 giải học sinh giỏi cấp huyện. Trong đó 10 giải nhất, 11 giải nhỉ, 39 giải ba và 33 giải khuyến khích. Đặc biệt trong năm học nhà trường có 3 giải học sinh giỏi cấp thành phố.
d. Kết quả khảo sát chất lượng các bộ môn văn hóa cơ bản:
+ Học kỳ I: Toàn trường bình quân: 6,22 điểm/1 học sinh/1 môn. Xếp thứ 5 trên bậc THCS.
+ Kết quả học kỳ II:
- Môn Toán 6 đạt điểm bình quân 6,51 điểm/HS - Xếp thứ 4 trên toàn huyện
- Môn Toán 7 đạt điểm bình quân 5,14 điểm/HS - Xếp thứ 3 trên toàn huyện
- Môn Toán 8 đạt điểm bình quân 5,92 điểm/HS - Xếp thứ 4 trên toàn huyện
- Môn Toán 9 đạt điểm bình quân 5,91 điểm/HS - Xếp thứ 2 trên toàn huyện
- Môn Văn 6 đạt điểm bình quân 5,61 điểm/HS - Xếp thứ 14 trên toàn huyện
- Môn Văn 7 đạt điểm bình quân 6,45 điểm/HS - Xếp thứ 14 trên toàn huyện
- Môn Văn 8 đạt điểm bình quân 7,12 điểm/HS - Xếp thứ 7 trên toàn huyện
- Môn Văn 9 đạt điểm bình quân 7,81 điểm/HS - Xếp thứ 3 trên toàn huyện
- Môn Anh 6 đạt điểm bình quân 5,79 điểm/HS - Xếp thứ 6 trên toàn huyện
- Môn Anh 7 đạt điểm bình quân 5,1 điểm/HS - Xếp thứ 6 trên toàn huyện
- Môn Anh 8 đạt điểm bình quân 5,57 điểm/HS - Xếp thứ 10 trên toàn huyện
- Môn Anh 9 đạt điểm bình quân 4,57 điểm/HS - Xếp thứ 15 trên toàn huyện.
Toàn trường: Với bình quân 6,099 điểm/1 học sinh, xếp thứ 4.
e. Kết quả thi vào lớp 10 THPT:
- Kết quả bình quân 7,088 điểm/ 1 học sinh/ 1 môn thi.
- Thứ hạng: Đứng thứ 3 trên toàn huyện, thứ 91 trên tổng số 183 trường THCS trên địa bàn thành phố.
f. Kết quả xét tốt nghiệp THCS:
157 học sinh hoàn thành chương trình lớp 9 đều đăng ký xét tốt nghiệp THCS, kết quả 100% học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS. Trong đó có 40 học sinh xếp loại tốt nghiệp giỏi, chiếm 25,47%, có học sinh xếp loại tốt nghiệp 77 khá, chiếm tỷ lệ 49.06%, có 40 học sinh xếp loại trung bình, chiếm tỷ lệ 25,47%.
- Về công tác thi đua:
- Về kết quả thi đua học sinh: Đã duy trì đạt hiệu quả tốt, toàn trường có: 162 em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, 291 em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. 04 Tập thể lớp đạt danh hiệu tập thể xuất sắc đó là lớp 6A1, 8A1, 8A2, 9A3, 6A3,4,5, 7A1,2,4; 8A3,4, 9A1,2,4 đạt danh hiệu lớp tiên tiến.
- Về kết quả thi đua đối với các thầy cô: Trong năm học này toàn bộ 28 thầy cô được Hội đồng thi đua khen thưởng của huyện xét công nhận danh hiệu lao động tiên tiến, trong đó có 6 thầy, cô được phong tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: Đó là các cô Luyên, cô Hoài, cô Tống Hạnh, cô Nguyễn Vân, thầy Quân và thầy Trung. Tổ KHTN và tổ KHXH được công nhận danh hiệu tổ lao động tiên tiến, tập thể nhà trường được công nhận đơn vị tiên tiến cấp huyện.
4. Về công tác tài chính và cơ sở vật chất:
- Nhà trường đó huy động được sụ ủng hộ, đồng thuận trên nguyên tắc tự nguyện của cha mẹ học sinh đối với các công việc cần thiết của nhà trường, đồng thời sử dụng có hiệu quả, đúng nguyên tắc các nguồn lực về ngân sách, học phí và các nguồn cho tặng, xã hội hóa. Về cơ bản công tác tài chính được sử dụng đúng nguyên tắc, đảm bảo tính công khai trong trường học.
- Về cơ sở vật chất: Bằng các nguồn kinh phí xã hội hoá và một phần kinh phí học phí, kinh phí nhà nước cấp nhà trường đã tiến hành làm được những công việc sau: Sửa chữa bàn ghế học sinh, mua thêm máy tính phục vụ học sinh, máy in, hệ thống ghế đá, sửa chữa sân trường, cầu thang, sửa chữa phần điện, mua thiết bị dạy học, mua thêm tivi, sữa chữa hệ thống mạng, hệ thống loa máy, camera đến các phòng bọc, trang trí phòng Hội đồng, mua 2 ti vi học tập cho học sinh, máy tính học sinh …với tổng số tiền lên đến hơn 300 triệu đồng;
5. Công tác phổ cập giáo dục
* Công tác chỉ đạo: Nhà trường đã tiến hành thành lập tổ công tác phổ cập của nhà trường, tiến hành tham mưu cho Ban chỉ đạo, điều hành công tác phổ cập giáo dục của địa phương các công việc cụ thể cho phù hợp với yêu cầu và tình hình cụ thể của địa phương. Tiến hành chỉ đạo các công việc cụ thể theo yêu cầu của Ban chỉ đạo điều hành công tác phổ cập của xã.
* Kết quả đạt được: Hoàn thành công tác điều tra lại, điều tra bổ sung và cập nhập dữ liệu, thống kê kết quả. Kết quả 2 chỉ số huy động và hiệu quả đảm bảo yêu cầu trong việc công nhận đạt chuẩn phổ cập cấp THCS và THPT và nghề mức II.
* Một số vấn đề tồn tại cần khắc phục:
- Kiểm tra lại tính chính xác trong thông tin điều tra;
- Việc không tương thích giữa dữ liệu điều tra và thực tế.
- Việc chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo, điều hành công tác phổ cập của địa phương, chế độ tài chính của các thành viên trong tổ công tác phổ cập của nhà trường.
6. Công tác chuyên môn:
- Giáo viên thực hiện khá nghiêm túc về quy chế chuyên môn về soạn, giảng, chấm, trả bài theo kế hoạch giáo dục. Nhiều đồng chí tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và sự thống nhất của nhà trường, phân công cụ thể các đồng chí phụ trách đội tuyển, thành lập đội tuyển cụ thể. Nhìn chung các đồng chí được phân công có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được phân công, hiệu quả công tác phát hiện và bồi dưỡng đạt được yêu cầu mà nhà trường đề ra.
- Về công tác bồi dưỡng học sinh đại trà, phụ đạo học sinh yếu kém: Các thầy cô được phân công giảng dạy nhìn chung có tinh thần trách nhiệm khá cao, có quyết tâm khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tham gia đầy đủ các hội thi do ngành giáo dục tổ chức, đạt kết quả khá cao ở cả nội dung của giáo viên và học sinh, đặc biệt là kết quả khảo sát cuối năm học học, kỳ thi chọn học sinh giỏi khối lớp 9, một số nội dung qua mạng, elearning giáo viên.
- Nhà trường có 6 đồng chí tham gia nghiên cứu và viết sáng kiến cấp huyện.
- Tiến hành kiểm tra toàn diện các hoạt động sư phạm của giáo viên theo đúng kế hoạch với 24 giáo viên được kiểm tra. Kết quả 20 đồng chí xếp loại tốt, 4 đồng chí xếp loại khá.
* Tồn tại:
- Chất lượng công tác học sinh giỏi: Không có học sinh dự thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp thành phố, ở cấp huyện một số môn không có giải, một số nội dung không tham gia dự thi.
- Tính quyết tâm, quyết liệt trong một số việc chưa cao, đặc biệt công tác chỉ đạo, điều hành.
7. Công tác an toàn an ninh trường học:
- Nhìn chung công tác an toàn, an ninh trường học được đảm bảo, không để xẩy ra tình trạng mất mất tài sản của nhà trường, giáo viên và học sinh;
- Việc kiểm tra thường xuyên các điều kiện đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh được quan tâm thường xuyên, khắc phục ngay đối với những hạng mục có nguy cơ mất an toàn;
- Việc cắt tỉa những cành cây có nguy cơ gẫy đổ, hệ thống thiết bị điện được quan tâm thường xuyên.
8. Công tác thư viện, thiết bị:
- Thư viện và thiết bị nhà trường được trang bị đủ những thiết bị cần thiết theo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia, được bổ sung những thiết bị, tài liệu theo yờu cầu của ngành và thực tế công tác.
- Tuy nhiên việc khai thác tối đa những thiết bị, tài liệu chưa được thực hiện, vai trò của nhân viên chưa được nổi bật.
9. Công tác đội:
Trong năm học này nhà trường đó huy động các nguồn lực để tập trung cho công tác đội trong nhà trường. Trong thực tế hoạt động nhà trường tổ chức triển khai các hoạt động của liên đội, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng đồng chí liên quan, phối kết hợp tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chi bộ, BGH nhà trường, hội đồng đội huyện trong việc duy trì và tổ chức các hoạt động mang đặc thù của tổ chức đội trong trường học, làm tốt công tác quản lý nề nếp học sinh, phối hợp làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng, các hoạt động truyền thông, tổ chức tốt các hoạt động tập thể…Kết quả liên đội nhà trường được huyện đoàn và Hội đồng đội huyện xếp loại liên đội vững mạnh cấp thành phố.
Bên cạnh đó nhà trường thực hiện đảm bảo các hoạt động khác theo yêu cầu của ngành và địa phương.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Kết quả đã đạt được:
Năm học 2023 - 2024 tuy còn rất nhiều khó khăn song dưới sự chỉ đạo của cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên giáo viên và học sinh toàn trường, trường THCS Thắng Thủy – Vĩnh Long đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ năm học. Nổi bật nên những ưu điểm cơ bản sau đây:
1. Ổn định nề nếp dạy và học;
2. Công tác dân chủ trong trường học được tập trong làm tốt;
3. Làm tốt quy định về 3 công khai trong trường học, đặc biệt là công khai về các điều kiện dạy học, công khai về tài chính và kết quả giáo dục của nhà trường;
4. Tính tâm huyết, quyết liệt của đa số các thầy, các cô và việc hưởng ứng, đồng thuận của hội phụ huynh học sinh nhà trường;
5. Chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng vào 10 được nâng lên một cách rất tích cực mà minh chứng cụ thể là thứ hạng của các chỉ số so với các trường trong huyện;
6. Đảm bảo công tác an toàn, an ninh trường học;
7. Cơ sở vật chất được tăng cường;
8. Cán bộ giáo viên thực hiện khá tốt nền nếp kỉ cương, khá tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy;
9. Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua trường học thân thiện, học sinh tích cực;
10. Thực hiện tốt các quy định của ngành và địa phương.
11. Về học sinh: Nhìn chung học sinh nhà trường ngoan, thực hiện cơ bản nghiêm túc các quy định của nhà trường, liên đội và lớp;
12. Phụ huynh: Đồng thuận, ủng hộ cao với các công việc của nhà trường;
2. Hạn chế cần khắc phục cho năm sau:
- Công tác chỉ đạo: Cần quyết liệt hơn, quyết đoán hơn, đặc biệt là chất lượng học lực, hạnh kiểm - đánh giá trong;
- Tập thể nhà trường cơ bản đoàn kết, xong cũng xuôi chiều, không mạnh dạn thể hiện quan điểm, chính kiến trong các cuộc họp, người đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng, chưa thể hiện được vai trò của người đại diện trong việc tiếp nhận, phản ánh thông tin;
- Hồ sơ công tác các mặt của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa khoa học, còn sai xót nhiều, chưa tích cực tư vấn, trao đổi, học tập trong tập thể nhóm môn;
- Cơ sở vật chất tuy được tăng cường nhưng chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục đặc biệt là đồ dung dạy học, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện cần thiết khác;
- Một số học sinh ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt, biểu hiện ở các vấn đề sau:
+ Một số môn học học sinh còn mất trật tự, số điểm kém còn tồn tại ở một bộ phận học sinh.
+ Nhiều học sinh vẫn chưa chăm học, đến lớp chưa làm đủ bài tập, chưa thuộc bài, chưa có phương pháp học tập đúng đắn, chữ viết xấu, không làm tốt thời gian tự học ở trên trường và ở nhà.
+ Vẫn còn tồn tại việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.
+ Trang phục học sinh vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy định, nặng về tư tưởng chống đối;
+ Công tác giữ vệ sinh chung của nhà trường đôi lúc chưa đảm bảo;
+ Việc học sinh đi xe trên sân trường vẫn tồn tại, để xe chưa ngăn lắp gọn gàng vẫn tồn tại.
+ Vẫn còn tồn tại học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông.
+ Tỷ lệ học sinh bị ảnh hưởng xấu của điện thoại, các thiết bị điện tử, thuốc lá điện tử, yêu đương… còn rất nhiều.
- Công tác y tế học đường: Việc trang bị hệ thống thuốc, vật dụng sơ cứu ban đầu cho người tham gia bảo hiểm cũng hạn chế, số lượng không đáp ứng được yêu cầu;
- Đối với học sinh: Còn một bộ phận học sinh nhà trường có tính hiếu động cao, lười học, vi phạm các quy định, việc thực hiện quy định về trang phục chưa thực hiện nghiêm túc.
- Chất lượng giáo dục đại trà chưa tốt ở một số môn một số lớp, tính ổn định chưa có;
- Chưa làm tốt công tác tư vấn cho phụ huynh học sinh về hồ sơ của học sinh khuyết tật, học sinh diện hòa nhập, công tác định hướng giáo dục nghề nghiệp, phân luồng cho học sinh làm chưa thực sự tốt. Công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể còn hạn chế;
- Vai trò của nhân viên thư viện, thiết bị chưa được thực hiện đúng, đủ chức năng, chưa đáp ứng được những thiết bị, tài liệu mà giáo viên cần, chưa thực sự vai trò trợ giúp cho giáo viên ở các hoạt động này;
- Công tác bố trí hoạt động và thực hiện nội dung của thư viện lớp học còn nặng về hình thức, tính hiệu quả chưa cao;
- Việc bố trí, sử dụng các phòng thực hành, phòng ngoại ngữ còn rất hạn chế;
- Việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải xem xét lại, điều chỉnh giải pháp cho phù hợp, đặc biệt chất lượng thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp thành phố, một số nội dung không có học sinh tham dự;
- Công tác chuyển đổi số trong trường học ở một số nội dung cần phải điều chỉnh: CSDL ngành, quản lý văn bản, thông tin trên trang web của nhà trường, sử dụng thư viện số...
- Nguyên nhân chính dẫn đến tồn tại:
- Nguyên nhân khách quan: Cơ chế quản lý chưa đủ mạnh, đồng thời mặt trỏi của xó hội có tác động tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, hành vi, lối sống của một bộ phận các thành viên trong nhà trường; Cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa hợp lí và sự đầu tư cho nhà trường chưa cao.
- Nguyên nhân chủ quan: BGH và một số CB, GV và học sinh chưa nhận thức đầy đủ, thiếu quyết tâm, thiếu sự cố gắng cao, chưa mạnh dạn đôỉ mới, tớnh quyết tâm, quyết liệt chưa đồng đều và chưa được trải đều đến các thời điểm của năm học. Giáo dục toàn diện cho học sinh chưa được chú ý đúng mức.
PHẦN 2: DỰ KIẾN PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2024 - 2025
Năm học 2024-2025 là năm học có ỳ nghĩa hết sức quan trọng, đây là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH TW khóa XI về việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết đại hội đảng các cấp, năm học lập thành tích chào mừng đại hội đảng các cấp, là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 10/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVI và Đề án 2568/ĐA-UBND ngày 29/11/2021 của Ủy ban nhân dân huyện về "Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030", năm học tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với tất cả các khối lớp;
Căn cứ các văn bản chỉ đạo của UBND huyện và PGD huyện Vĩnh Bảo, trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được trong năm học 2024-2025 và tình hình thực tiễn nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường linh hoạt, sáng tạo bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với tình hình thực tiễn. Trường THCS Thắng Thủy-Vĩnh Long phấn đấu hoàn thành tốt nhất năm học 2024-2025 với những nhiệm vụ trọng tâm sau:
* Chỉ tiêu chung: Toàn trường tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt nhất mục tiêu trường học an toàn, trường học hạnh phúc và làm tốt nhất các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Phấn đấu một số chỉ tiêu chính nằm trong tốp 10 trường dẫn đầu của cấp THCS, tập trung các nguồn lực, các giải pháp để làm tốt công tác đoàn kết nội bộ, nâng cao chất lượng giáo dục, làm tốt công tác nề nếp học sinh.
1. Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn, an ninh trường học như: công tác phòng chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục;
2. Chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện Đề án số 2932/ĐA-UBND ngày 27/12/2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của huyện Vĩnh Bảo, sáp nhập các đơn vị trường học có liên quan; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở;
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông; khai thác các nguồn học liệu, thiết bị dạy học 2 hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
4. Tiếp tục phát triển đội ngũ nhà giáo, nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ và cán bộ quản lý giáo dục; quán triệt thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục trung học; đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý, quản trị nhà trường; tăng cường kỷ luật kỷ cương công vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học;
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong dạy và học, trong quản lý; từng bước phấn đấu xây dựng mô hình lớp học thông minh tại trường. Đẩy mạnh việc dạy và học chương trình tin học theo chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ 1 và thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung, trong đó từng bước triển khai việc sử dụng áp ôn luyện đối với môn Tiếng Anh và Toán, Ngữ văn cùng một số môn học khác,... trong thời đại mới để đáp ứng yêu cầu của huyện, thành phố và đất nước; khuyến khích học sinh tham gia các kỳ thi theo chuẩn quốc tế để đạt chuẩn đầu ra theo quy định như TOEFL, IELTS;
6. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; thực hiện hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; tích hợp, lồng ghép; tổ chức các hoạt động, mô hình giáo dục sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động học sinh nghiên cứu khoa học, giáo dục STEM và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong các nhà trường;
7. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế chuyên môn; tăng cường việc quản lý hồ sơ chuyên môn bằng hồ sơ điện tử, sổ điểm điện tử;
8. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục và đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục;
9. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông Giáo dục và Đào tạo.
B. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH:
1/ Mục tiêu chung:
- Xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ, đảm bảo công tác an toàn trong trường học, phấn đấu không có tình trạng bạo lực trong học đường, không có cán bộ, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm và không có tình trạng lạm thu trong nhà trường.
- Làm tốt công tác nề nếp, kỷ cương trong nhà trường, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Đặc biệt là chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, chất lượng thi vào lớp 10 THPT.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp về các công tác trong năm học.
2/ Một số chỉ tiêu cụ thể:
2.1. Duy trì sĩ số 99% trở lên;
2.2. Chất lượng đạo đức:
- Tốt 88% trở lên;
- Khá 10% trở lên;
- Đạt 2% trở xuống. Phấn đấu không có học sinh xếp loại hạnh kiểm chưa đạt, không có học sinh vi phạm pháp luật.
2.3. Chất lượng văn hóa:
- Tốt: 24,5% trở lên;
- Khá: 44% trở lên;
- Đạt: 30% trở xuống;
- Chưa đạt: 1,5% trở xuống.
2.4. Chuyển lớp:
- Chuyển lớp thẳng: 98,5% trở lên;
- Tốt nghiệp THCS: 98,7% trở lên .
2.5. Thi KSCL: Nằm trong tốp 9 trường dẫn đầu của cấp học.
2.6. Phấn đấu giữ vững tốp 100 trường của thành phố, phấn đấu giữ vững chất lượng môn Ngữ văn, nâng cao dần chất lượng môn Toán và Tiếng Anh.
2.7. Thi đua:
- 100% CB, GV, NV đạt danh hiệu lao động tiên tiến;
- Chiến sĩ thi đua cơ sở: 05 đồng chí trở lên.
- Tập thể: 2 tổ lao động tiên tiến, nhà trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện;
- Lớp tiên tiến: 8 lớp trở lên, tiên tiến xuất sắc từ 2 đến 4 lớp.
- Đoàn đội: Liên đội vững mạnh cấp thành phố.
2.8. Chỉ tiêu học sinh giỏi:
- Cấp thành phố: Phấn đấu có giải học sinh giỏi cấp thành phố.
- Cấp huyện: 90 giải trở lên (tiếp tục phấn đấu nằm trong tốp 10 trường của huyện).
2.9. Về đội ngũ:
- Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo;
- 100% giáo viên thực hiện đúng quy định về chuyên môn;
- Phát huy khối đoàn kết nội bộ, phát huy tính dân chủ, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học để triển khai thực hiện Chương trình GDPT đối với các khối lớp.
- Phấn đấu 100% cán bộ quản lý, giáo viên hoàn thành việc bồi dưỡng các module cho giáo viên và cán bộ quản lý trên phần mềm LMS, tăng cường các hình thức tự học, tự bồi dưỡng;
- Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo Thông tư số 22/2021/TT/BGDĐT ; tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp huyện và tham gia đầy đủ có hiệu quả các chuyên đề, chuyên môn cấp cụm, cấp huyện với các nội dung trọng tâm trong năm học; tích cực tham gia các hoạt động phong trào, hội thi, cuộc thi do Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức, phối hợp tổ chức.
C. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP:
I. Bảo đảm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
- Tích cực, chủ động tham mưu với các cấp để đầu tư nguồn lực về công tác cơ sở vật chất trường lớp.
- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng phòng học, các phòng chức năng, trang thiết bị, các công trình phụ trợ khác định hướng theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác quản lý thiết bị dạy học thông qua các bổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo; yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng.
II. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
1. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
a) Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
- Thực hiện rà soát cơ cấu đội ngũ giáo viên theo môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình GDPT 2018, tham mưu, đề xuất với các phòng chức năng về tình hình nhân sự của nhà trường, phấn đấu đủ về cơ cấu giáo viên.
- Rà soát và có kế hoạch bồi dưỡng chuẩn giáo viên theo luật giáo dục.
b) Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên và cán bộ quản lý
- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; tăng cường nề nếp, kỷ cương, năng lực nhận thức của cán bộ, giáo viên trong việc phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, linh hoạt, sáng tạo xây dựng các phương án, giải pháp cho phù hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo và các Quy định Quy tắc ứng xử theo Thông tư số 06 /2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT;
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tập huấn, bồi dưỡng các mô-đun cho cán bộ quản lý, giáo viên trên phần mềm LMS; thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý cho học sinh.
2. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
- Chủ động chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; đầu tư và tận dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức dạy học nhiều hơn 06 buổi/tuần, bảo đảm linh hoạt thực hiện chương trình.
- Bảo đảm đủ phòng học và phấn đấu có phòng các chức năng phù hợp với thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục trung học; tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật để bảo đảm chất lượng việc dạy học trực tuyến, trực tiếp.
III. Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, các đơn vị cần thực hiện tốt một số công việc sau:
- Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ/nhóm chuyên môn nghiên cứu kĩ chương trình giáo dục tổng thể, chương trình giáo dục môn học để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và kế hoạch giáo dục môn học đảm bảo tính phù hợp, sáng tạo và hiệu quả.
- Đối với giáo viên: xây dựng kế hoạch cá nhân, xây dựng kế hoạch bài dạy trên tinh thần đổi mới, phát huy cao nhất sự chủ động tích cực tham gia của học sinh vào từng hoạt động học, dành nhiều thời gian để học sinh được trao đổi, thảo luận, tự học. Thực hiện việc kiểm tra đánh giá theo quy định của Thông tư số 22/2021/TTBGDĐT ngày 20/7/2021.
- Tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cấp trường ít nhất 02 lần/tháng, sinh hoạt chuyên môn cấp cụm ít nhất 02 lần/học kỳ/cụm, cấp huyện để trao đổi thảo luận những vấn đề mới, khó trọng tâm trong năm học, đặc biệt là sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học, việc ứng dụng các phần mềm trong tổ chức dạy học và quản lý học sinh học trực tuyến có hiệu quả.
- Đối với các môn tích hợp, hoạt động trải, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương triển khai tổ chức dạy học theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.
IV. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
Tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo kế hoạch giáo dục của nhà trường để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các khối lớp; thực hiện hiệu quả các hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường
- Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo văn bản hướng dẫn của Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng.
- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông; công tác xã hội trong trường học. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống trong các chương trình môn học và hoạt động giáo dục, bao gồm: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phổ biến, giáo dục pháp luật; phòng, chống tham nhũng, phòng chống tệ nạn xã hội; chủ quyền Quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông và văn hóa giao thông; tổ chức dạy học lồng ghép môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực trong gia đình và nhà trường; giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù, lòa cho học sinh .
- Thực hiện duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục, tập luyện và tổ chức thi đấu các môn thể thao, bài võ cổ truyền nhằm phát triển thể lực toàn diện cho học sinh theo Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học tích cực
- Xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, đổi mới về kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học. Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập và cách thức thực hiện linh hoạt để giao cho học sinh thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản văn hóa và cộng đồng. Tăng cường giao cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, thực hiện ở nhà hoặc qua mạng, để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, kết quả tự học của mình. Khắc phục lối dạy học đọc - chép; học theo văn mẫu. Chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh và các tình huống bất thường khác.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trong kế hoạch giáo dục nhà trường. Nghiêm túc thực hiện các tiết dạy tự chọn theo đúng hướng dẫn của Sở GD&ĐT, nhà trường cần có Kế hoạch dạy học tự chọn, tiết dạy tự chọn phải được thể hiện trên thời khóa biểu và trong sổ ghi đầu bài của lớp. Triển khai đầy đủ, có chất lượng nội dung giáo dục địa phương quy định trong chương trình hiện hành.
- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nội dung học tập của học sinh trung học; tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hoá thế giới. Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học một số môn học phù hợp.
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong nhiệm vụ dạy và học, bao gồm ứng dụng công nghệ trong lớp học, ứng dụng công nghệ trong phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ trong quản lý giáo dục như phần mềm ứng dụng eNetViet, phần mềm LMS, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.... thực hiện việc quản lý hồ sơ của nhà trường, giáo viên bằng hồ sơ điện tử. Nhà trường căn cứ việc cấp tài khoản cho giáo viên và học sinh trên phần mềm Google meet, Office 365 và dạy học trực tuyến qua phần mềm Microsoft Teams, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến; xây dựng kho học liệu điện tử để sử dụng hiệu quả trong việc tổ chức dạy học trực tuyến; sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất thường của dịch Covid-19 và các tình huống đặc biệt khác. Chỉ đạo giáo viên chủ động xây dựng các bài học điện tử để giao cho học sinh thực hiện các hoạt động phù hợp trên môi trường mạng, ưu tiên các nội dung học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu như: đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, xem video, thí nghiệm mô phỏng để trả lời các câu hỏi, bài tập được giao; tăng cường kết hợp học qua truyền hình với việc dạy học trực tiếp tại trường.
3. Về hoạt động kiểm tra, đánh giá
- Thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học theo quy định. Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, ngày 20/7/2021. Nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường. Hạn chế kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi quá khó so với mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình. Đối với các môn ngoại ngữ, lưu ý sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông như văn bản hướng dẫn.
- Thực hiện có hiệu quả các phương pháp kiểm tra, đánh giá, sử dụng ma trận và đặc tả đề kiểm tra, kết hợp câu hỏi tự luận và trắc nghiệm phù hợp nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Tăng cường thực hiện đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ học sinh.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định, bảo đảm chất lượng, chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực; đánh giá đúng năng lực của học sinh.
- Tổ chức kiểm tra, tham gia khảo sát chất lượng:
+ Thực hiện việc kiểm tra, khảo sát trên nền tảng giáo dục trực tuyến (app:onluyen.vn) theo quy định của Sở GD&ĐT;
4. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS, trong đó tập trung: Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau THCS; tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, bảo đảm chất lượng, hiệu quả khi triển khai thực hiện, không hình thức, gây quá tải đối với giáo viên và học sinh. Định hướng hiệu quả phân luồng học sinh theo học các chương trình giáo dục khác nhau hoặc tham gia vào thị trường lao động tuỳ thuộc năng lực, sở trường, nguyện vọng của bản thân học sinh.
V. Đổi mới công tác quản lí giáo dục:
1. Nhà trường tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường:
- Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng từ kế hoạch của tổ chuyên môn, báo cáo Phòng GDĐT.
- Phát huy tinh thần tự chủ, linh hoạt, sáng tạo của đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, sự linh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện chương trình các môn học.
- Các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường
2. Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn - Thực hiện văn bản chỉ đạo việc định hướng về nội dung, hình thức và thời điểm tổ chức sinh hoạt chuyên môn đối với các trường trong năm học;
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các cấp, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tập trung vào những vấn đề trọng tâm của năm học như: nghiên cứu bài học, việc ứng dụng sử dụng các phần mềm dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh, dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp, giáo dục STEM, bồi dưỡng ôn thi vào 10 THPT và các vấn đề khó xuất phát từ thực tiễn của đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cần được tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm trong các chuyên đề; đặc biệt là chuyên đề nghiên cứu bài học để giáo viên từng bước hoàn thiện kế hoạch bài học, cách tổ chức các hoạt động giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
3. Tiếp tục thực hiện tinh giản hồ sơ, sổ sách trong nhà trường; quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo. Nâng cao chất lượng sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các cơ sở giáo dục; tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử để nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục; thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành về trường, lớp, học sinh, giáo viên, trường chuẩn quốc gia và các thông tin khác trong quản lý và báo cáo.
4. Tăng cường công tác kiểm tra của quản lý nhà trường:
- Thực hiện kế hoạch công tác thanh, kiểm tra do Phòng Giáo dục ban hành;
- Xây dựng kế hoạch công tác thanh, kiểm tra nội bộ của nhà trường trong năm học 2024-2025, trong đó tập trung kiểm tra kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học; đặc biệt là công tác an toàn, an ninh trường học, công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tài chính, công tác chuyên môn... với nhiều hình thức khác nhau;
5. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
Chủ động viết và đưa tin, bài về các kết quả hoạt động của trường; các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng để khích lệ các cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo, các em học sinh, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
VI. Công tác dạy thêm, học thêm, học sinh giỏi, ôn thi vào 10
1. Công tác dạy thêm, học thêm (DTHT)
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ, HĐND, UBND thành phố, Sở GD&ĐT, sở tài chính, UBND huyện, Phòng Giáo dục về công tác dạy thêm, học thêm; Chủ động kiện toàn Ban chỉ đạo DTHT, xây dựng kế hoạch DTHT, thiết lập hồ sơ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường;
- Thực hiện nghiêm túc việc cam kết chất lượng trong dạy thêm học thêm: Giáo viên cam kết với phụ huynh học sinh, giáo viên cam kết với Hiệu trưởng, Hiệu trưởng cam kết với phòng GD&ĐT huyện;
- Đối với giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định DTHT, chủ động xây dựng kế hoạch DTHT, giáo án DTHT phải được BGH phê duyệt.
- Việc thu chi DTHT phải đảm bảo đúng theo các văn bản chỉ đạo, đồng thời hướng tới hiệu quả trong hoạt động DTHT, gắn liền quyền lợi với trách nhiệm của giáo viên trong hoạt động DTHT và được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
- Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất việc tổ chức thực hiện công tác DTHT nhằm tư vấn, hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lí và chất lượng DTHT;
2. Công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn diễn biến dịch bệnh nhà trường xây dựng kế hoạch tham gia các kỳ thi, kỳ giao lưu học sinh giỏi như: Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9, Cuộc thi KHKT dành cho học sinh lớp 8,9, Cuộc thi giải Toán và các môn KHTN bằng Tiếng Anh, học sinh giỏi các môn TDTT, kỳ lưu học sinh giỏi huyện với lớp 6,7,8, Cuộc thi Toán bằng Tiếng Việt qua Interrnet - nếu PGD kết hợp tổ chức (violypic.vn), Phối hợp với Trung tâm Thể dục-Thể thao huyện tổ chức giải Việt dã, giải vật và các cuộc thi, giao lưu khác theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục.
- Căn cứ tình hình về đội ngũ, chất lượng học sinh, các đơn vị xây dựng kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng HSG cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi, kỳ giao lưu học sinh giỏi do Sở và Phòng GD&ĐT tổ chức.
- Động viên, khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi giao lưu khác như: Cuộc thi Toán học Hoa kỳ (AMC8), Cuộc thi Olympic Toán học Úc (AMC), Cuộc thi Toán bằng Tiếng Anh qua Interrnet (math.violypic.vn), cuộc thi Cuộc thi tiếng Anh qua Interrnet (IOE), TOEFL Junior (Học sinh THCS) và các cuộc thi khác do Bộ và Sở GD&ĐT, Phòng GD phát động; đồng thời xây dựng cơ chế động viên, khen thưởng đối với giáo viên và học sinh có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Công tác bồi dưỡng ôn thi vào lớp 10
- Tổ chức hội thảo bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT, phấn đấu tổ chức chuyên đề cấp huyện nâng cao chất lượng điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 đối với một trong các môn thi. Làm tốt nhất công tác tư vấn, định hướng, phân luồng.
- Tổ chức tổng kết đánh giá công tác ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 một cách nghiêm túc. Trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân yếu kém, biểu dương những điểm tốt, điểm mạnh của nhà trường và những cá nhân, tập thể thực hiện có hiệu quả nội dung này;
- Thực hiện linh hoạt chương trình và đảm bảo tính hiệu quả;
- Giáo viên dạy các bộ môn ôn thi vào lớp 10, ngay từ đầu năm căn cứ vào bộ đề cương đã xây dựng từ những năm học trước tiếp tục bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong các buổi DTHT; Đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế tồn tại của những năm học trước; Tích cực sưu tầm, xây dựng ngân hàng đề; đổi mới phương pháp dạy bồi dưỡng; tăng cường công tác kiểm tra; phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc quản lí học sinh.
VII. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế chuyên môn
- Về hồ sơ, sổ sách
- Hồ sơ, sổ sách quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên cần đầy đủ, đúng quy định, được bảo quản sắp xếp khoa học;
- Phân công và xác định trách nhiệm quản lý hồ sơ sổ sách cho từng cá nhân, bộ phận cụ thể;
- Việc sửa chữa hồ sơ, sổ sách cần đảm bảo theo đúng quy định, tuyệt đối không tùy tiện sửa chữa hồ sơ sổ sách để thay đổi kết quả đánh giá học sinh;
- Định kì hoặc đột xuất kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên, nhân viên trong nhà trường, sau kiểm tra cần có nhận xét đánh giá việc sử dụng và bảo quản hồ sơ, sổ sách.
2. Về thực hiện các chế độ chuyên môn
* Đối với cán bộ quản lý:
- Căn cứ các văn bản chỉ đạo chuyên môn của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT, cần xây dựng các kế hoạch chuyên môn ngay từ đầu năm học phù hợp đặc điểm nhà trường.
- Triển khai các quy định về chuyên môn tới tổ, nhóm chuyên môn và toàn thể giáo viên trong nhà trường;
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn định kì và đột xuất; đặc biệt việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 22/2021/TT/BGDĐT.
- Thực hiện chế độ trực giám hiệu, lên lớp giảng dạy, dự giờ theo đúng quy định.
* Đối với giáo viên:
- Thực hiện đầy đủ, có chất lượng các hoạt động chuyên môn: kế hoạch bài dạy, lên lớp, chấm, trả bài kiểm tra của học sinh, dự giờ và tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn;
- Tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để năng cao năng lực chuyên môn, đặc biệt là ứng dụng phần mềm trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.
- Giáo viên làm công tác chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn đều có trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh;
- Tham gia các hoạt động tập thể do trường tổ chức.
VIII. Công tác thi đua, khen thưởng:
- Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên và học sinh theo nguyên tắc vì sự tiến bộ của học sinh; tăng cường các biện pháp “kỉ luật tích cực” để rèn luyện tinh thần kỉ luật, ý thức trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, gia đình, nhà trường, thầy, cô, bạn bè và cộng đồng.
- Bảo đảm thực hiện đúng quy định, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời việc khen thưởng học sinh, tạo cảm hứng và động lực thi đua, phấn đấu trong học sinh và lan toả trong cộng đồng.
3. Công tác báo cáo, đánh giá thi đua
- Việc báo cáo của nhà trường về các cơ quan chức năng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đúng thời gian theo quy định;
+ Đủ nội dung, đúng cấu trúc;
+ Thông tin chính xác, cập nhật, số liệu rõ ràng.
- Tiếp tục đổi mới nội dung đánh giá thi đua
+ Đánh giá đủ, đúng sự cố gắng của các trường;
+ Khuyến khích giải pháp sáng tạo nâng cao chất lượng giáo dục;
+ Các minh chứng đánh giá rõ ràng, minh bạch, khách quan;
+ Động viên những bộ phận, cá nhân gặp khó khăn nhưng đã cố gắng vươn.
IX. Công tác khác:
a/ Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, đẩy mạnh quyền tự chủ, gắn liền trách nhiệm của các bộ phận trong nhà trường (bản phân công nhiệm vụ)
- Gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, việc thực hiện sự chỉ đạo của ngành nói chung và việc thực hiện quy chế chuyên môn PGD, của nhà trường, của GV nói riêng với trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường. Tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường; chế độ một thủ trưởng chịu trách nhiệm , chỉ đạo giải quyết các công việc .
- Giao việc đến các bộ phận cụ thể, gắn trách nhiệm người phụ trách các mảng công việc.
+ Hiệu trưởng phụ trách hoạt động chính nhà trường: Đội ngũ, tài chính, kiểm định...
+ Công đoàn: Làm tốt công tác tuyên truyền, đoàn kết nhất trí trong hội đồng
+ Phó hiệu trưởng: Chuyên môn các hoạt động dạy và học, lao động, thiết bị dạy học, phổ cập giáo dục…giáo dục đạo đức học sinh…
+ Tổ trưởng, tổ phó chịu trách nhiệm các hoạt động của tổ, kết quả dạy và học của tổ viên do mình phụ trách.
+ Kế toán: Tài chính, tham mưu tư vấn đúng, đảm bảo theo nguyên tắc tài chính.
Các bộ phận khác theo bảng phân công nhiệm vụ
+ Tổng phụ trách:
- Xây dựng các loại kế hoạch của Đội theo đúng hướng dẫn của huyện đoàn.
- Tổ chức các hoạt động tập thể 1 lần/ tháng theo các chủ điểm.
- Tăng cường công tác nền nếp buổi sáng (trang phục, ý thức, vệ sinh các lớp học…)
- Họp giao ban với GVCN, Sao đỏ cùng đưa ra biện pháp tháo gỡ công tác nề nếp.
- Xây dựng kế hoạch tư vẫn cho học sinh phù hợp tình hình thực tế, xu hướng xã hội.
- Tổ chức thành công, ý nghĩa chuyên đề cấp thành phố.
b/ Phổ cập giáo dục
- Làm tốt công tác duy trì sĩ số, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ HS bỏ học.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các trường MN, TH làm tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6
- Huy động học sinh TNTHCS tham gia thi trúng tuyển vào lớp 10 đạt 95%trở lên, tập trung định hướng phân luồng.
- Hoàn thành điều tra, cập nhật dữ liệu PCGD-XMC kịp thời.
- Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương kiện toàn Ban chỉ đạo, tuyên truyền nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về chỉ tiêu nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, xác định PCGD là nhiệm vụ của toàn xã hội, mọi cán bộ giáo viên, CNV.
- Tham mưu địa phương làm tốt công tác CSVC, tăng cường thiết bị dạy học Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, nâng cao chất lượng dạy học đảm bảo 100% học sinh khối 9 đủ điều kiện xét tốt nghiệp, đặc biệt làm tốt công tác phân luồng học sinh. Miễn giảm các khoản đóng góp theo quy định.
- Rà soát các đổi tượng có nguy cơ bỏ học, kết hợp gia đình, địa phương cùng các ban ngành động viên, tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường trong việc duy trì sĩ số.
c/ Công tác thông tin, báo cáo:
Nhà trường xây dựng kế hoạch, phát triển, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu công tác một cách thực chất; khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, chấp hành tốt chế độ báo cáo, thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định.
d/ Công tác xã hội hóa giáo dục.
- Tích cực tham mưu ban đại diện PHHS, cha mẹ học sinh trong công tác vận động hỗ trợ tài trợ một cách thiết thực, có hiệu quả.
- Tham mưu với đảng ủy chính quyền và các ban ngành đoàn thể của địa phương kêu gọi sự quan tâm, đầu tư, chăm lo cho giáo dục.
X. Tổ chức thực hiện
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT của BGH nhà trường và căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương các bộ phận, cá nhân xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025.
Đồng chí Tô văn Thành kế toán lên báo cáo công tác tài chính
Tiếp theo là các bản báo cáo của đồng chí:
1. Đồng chí Nguyễn Hồng Quân - Chủ tịch Công đoàn phó ban thi đua lên báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm học 2023-2024; phát động phong trào thi đua năm học 2024-2025.
2. Đồng chí Dương Thị Thuỳ Dương trưởng ban TTND lên báo cáo kết quả hoạt động thanh tra năm học 2023-2024 và kế hoạch thanh tra năm học 2024-2025.
3. Đồng chí Nguyễn Thị Tám tổ trưởng tổ KHXH lên báo cáo tham luận trước hội nghị.
4. Đồng chí Phạm Thị Luyên tổ phó tổ KHTN lên báo cáo tham luận trước hội nghị.
Ông Nguyễn Hữu Học Phó bí thư BCH Đảng bộ xã Thắng Thuỷ đại diện cho lãnh đạo chính quyền địa phương 2 xã Thắng Thuỷ, xã Vĩnh Long lên phát biểu.
Các đồng chí CBGVNV dự hội nghị phát biểu ý kiến.
Đồng chí Vũ Thị Hè thư kí hội nghị lên thông qua nghị quyết Hội nghị
Sau 3 tiếng đồng hồ làm việc nghiêm túc và khẩn trương đến 16 giờ 45 phút hội nghị cán bộ viên chức và người lao động năm học 2024-2025 trường THCS Thắng Thuỷ - Vĩnh Long đã thành công tốt đẹp./.